Xưởng Sản Xuất Túi Giấy Giá Rẻ Tại TPHCM

Các Phương Pháp Gia Công Túi Giấy Sau In

Gia công sau in là công đoạn cuối cùng nhưng lại có vai trò quyết định đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm có đẹp hay không. Vậy gia công túi giấy sau in có những phương pháp nào? Đâu là phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu in ấn của bạn? Cùng Xưởng in túi giấy An Phước tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

 

  1. Ép kim

Ép kim là quy trình sử dụng nhiệt (từ 70 đến 100 độ C) và lực để ép một lớp kim loại mỏng lên phần nội dung mà thương hiệu muốn làm nổi bật như logo, tên thương hiệu. Các màu ép kim rất phong phú như: vàng, bạc, xanh, đỏ,…tuy nhiên, 2 màu được sử dụng nhiều nhất là màu nhũ vàng và màu nhũ bạc.

 

Mẫu túi giấy ép kim 1

 

Vì quá trình ép kim cần trải qua nhiệt độ cao nên yêu cầu giấy phải có định lượng cao để tránh cháy hỏng giấy trong quá trình gia công. Cũng bởi vậy mà các sản phẩm túi giấy ép kim thường có giá cao hơn và thường sử dụng cho các thương hiệu cao cấp. Các loại giấy có thể áp dụng phương pháp ép kim là giấy couche, giấy Ivory và giấy mỹ thuật.

 

Mẫu túi giấy ép kim 2

 

  1. Phủ UV

Phủ UV (cán UV) là sử dụng keo hoặc mực UV để phủ lên bề mặt túi giấy. Phương pháp này tương đối giống với ép kim nhưng có giá thành rẻ hơn. Có 4 loại phủ UV chính là: phủ UV bóng, phủ UV giọt nước, phủ UV màu và phủ UV cát. Mỗi loại đều tạo ra hiệu ứng bắt mắt và có vẻ đẹp riêng.

Mẫu túi giấy phủ UV 1

 

Khách hàng cũng có thể chọn phủ UV toàn phần hoặc từng phần cho túi giấy của mình. Phủ UV từng phần là chỉ sử dụng mực phủ lên logo, hình ảnh hoặc các hoạ tiết mà bạn muốn làm nổi bật. Ngược lại, ở phương pháp phủ UV toàn phần thì toàn bộ bề mặt in của túi giấy sẽ được phủ UV nhằm tạo ra những đường nét sinh động, sáng tạo cho túi giấy.

Mẫu túi giấy phủ UV 2

 

  1. Cán màng

Cán màng là phương pháp phổ biến nhất trong các phương pháp gia công túi giấy sau in. Ở phương pháp này, một lớp màng sẽ được cán trực tiếp lên bề mặt giấy nhằm bảo vệ bề mặt giấy, bảo vệ lớp mực in không bị trầy xước, đồng thời chống thấm nước để túi luôn mới. Lớp màng này còn có tác dụng giúp túi không bị gãy mép khi gấp. Hai loại màng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là màng bóng và màng mờ.

 

Mẫu túi giấy cán màng

 

  1. Dập chìm, dập nổi

Dập nổi/dập chìm là kỹ thuật làm nổi/chìm các họa tiết, logo trên bề mặt túi giấy nhằm thu hút sự chú ý của người nhìn và làm tăng vẻ sang trọng cho túi giấy. Vì phương pháp này sẽ làm biến dạng bề mặt giấy nên cần sử dụng các loại giấy có định lượng cao từ 250 gsm trở lên. Nếu sử dụng các loại giấy như giấy Ivory hoặc giấy Couche thì nên tiến hành cán màng cho giấy trước khi dập nổi hoặc dập chìm để đảm bảo túi giấy thành phẩm đẹp nhất.

 

Mẫu túi giấy dập nổi 1

 

Mẫu túi giấy dập nổi 2